Tìm hiểu về móng băng: Cấu tạo, ưu nhược điểm

Móng băng là lựa chọn hợp lý cho những công trình dân dụng nhờ tác dụng chống sụt lún hiệu quả và thi công đơn giản. Tuy nhiên, dạng móng này vẫn còn một số hạn chế mà theo đó, có một số mặt bằng đất không nên ứng dụng. Để hiểu rõ cụ thể hơn về móng băng là gì, bạn hãy theo dõi ngay những thông tin dưới đây.

Khái niệm về móng băng

Móng băng là một loại móng được đặt độc lập hoặc có thể giao nhau tại các mối nối thành hình chữ thập. Móng có kết cấu một dải dài, đảm nhiệm chức năng chịu tải và nâng đỡ bờ tường, các hàng cột nhà trong quá trình xây dựng. Trường hợp nền đất thi công có độ lún không đều, nền đất yếu, thì ngoài đầm đất cho thật chặt, thợ thi công cần bố trí các khe lín chạy lên từ móng đến tới chắn mái. 

Nhờ có kết cấu đơn giản, thi công dễ dàng, móng băng được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống hiện nay, phổ biến nhất là tại các công trình dân dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, móng băng được đánh giá là phù hợp cho những căn nhà, biệt thự có 3 tầng trở lên.

Khái niệm móng băng

Đối với móng băng, người ta dựa vào tính chất, độ cứng và cấu tạo theo phương mà chia thành 5 loại. Tùy thuộc vào các yếu tố thực tế đặc điểm của công trình mà bạn cần lựa chọn loại móng phù hợp. Cụ thể 5 loại móng băng là:

  • Chia theo độ cứng của móng gồm: móng mềm, móng kết hợp và móng cứng.
  • Chia theo cấu tạo phương gồm: móng 1 phương (một phương ngang hoặc dọc) và móng 2 phương

Cấu tạo của móng băng

Móng băng gồm các lớp bê tông lót móng và có bản móng chạy liên tục liên kết thành dầm móng. Trong đó cấu tạo chính của loại móng này sẽ gồm các bộ phận như sau:

  • Lớp bê tông móng: Có độ dày tiêu chuẩn là 100mm.
  • Bản móng: Kích thước tiêu chuẩn là 900 – 1200 x 350mm.
  • Dầm móng: Kích thước tiêu chuẩn là 300 x (500 – 700)mm.
  • Thép dầm móng gồm thép dọc và thép đai với kích thước phổ thông là: thép dọc 6Φ(18-22), thép đai Φ8s150.
  • Thép bản móng: Kích thước phổ thông: Φ12a150.

cấu tạo móng băng

Trong thực tế, khi thiết kế móng cho công trình, kiến trúc sư và kỹ sư sẽ dựa trên các số liệu cơ bản và mặt bằng thật để có số đo chính xác nhất. Để đảm bảo sự cân đối trong kích thước, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn.

Xem thêm bài viết về móng bè: https://gaxa.vn/mong-be-la-gi

Ưu và nhược điểm của móng băng

Móng băng đang được sử dụng rộng rãi và được đánh giá cao về nhiều mặt. Tuy nhiên để biết chính xác loại móng này có phù hợp với các tiêu chí mà bạn đặt ra cho công trình của mình hay không thì cần phải dựa trên nhiều yếu tố. Dưới đây, Gaxa xin đánh giá tổng quát các ưu – nhược điểm của móng băng để giúp bạn có một góc nhìn khách quan nhất.

Ưu điểm:

  • Khả năng chịu tải trọng lớn: Nhờ kết cấu kỹ thuật chặt chẽ, giúp móng băng có khả năng chịu lực tốt hơn móng đơn.
  • Hạn chế khả năng lún lệch nền: Từ khả năng chịu được tải trọng mà công trình truyền xuống lớn, mà móng băng giúp công trình hạn chế được sự sụt lún nền. 
  • Tác dụng chắn đất tốt: Đây là một lựa chọn tuyệt vời dành cho những công trình nhà phố, biệt thự, có thể tạo tường hầm, nhà kho chứa đồ hoặc hầm giữ xe.
  • Thi công đơn giản, tiết kiệm chi phí: Kết cấu móng tương đối đơn giản, vật liệu dễ dàng lựa chọn nên giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, từ đó giúp tiết kiệm một khoản chi phí cho chủ đầu tư.

Nhược điểm:

Móng băng không phù hợp với những nền đất hoặc bề mặt đất nhiều bùn, đặc tính không ổn định. Đồng thời, ngoại trừ lớp đất gốc gần với mặt đất, thì các lớp đất ở phía trên chỉ có sức chịu trọng tải mức tương đối. 

Bên cạnh đó, móng băng có chiều sâu thấp, nên đối với những công trình nằm gần khu vực có mặt nước sâu thì việc lựa chọn thi công móng băng đòi hỏi nhiều phương án phức tạp. Trong trường hợp này, nếu muốn làm móng băng thì phải chọn tăng chiều dài cọc ván hoặc làm cả công trình phụ trợ. 

Quy trình thi công móng

Quy trình thi công móng băng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo dưới đây để hiểu rõ hơn các công đoạn. 

Bước 1: Giải phóng mặt bằng.

Giai đoạn đầu tiên khi thi công, đội ngũ thợ sẽ tiến hành xử lý làm sạch, làm phẳng mặt bằng với sự hỗ trợ của các loại máy móc. Cùng lúc đó, chuẩn bị các vật liệu, trang thiết bị, đồ bảo bộ và nhân công để chuẩn bị tiến hành các bước xây dựng.

Bước 2: San lấp mặt bằng.

Mặt bằng cần được san đất ở vị trí cao sang vị trí thấp theo 3 công đoạn: định vị trục công trình trên khu đất => đào đất xung quanh trục => dọn sạch khu vực và hút nước nếu có nhiều nước dưới hố móng.

Bước 3: Chuẩn bị cốt thép.

Các công đoạn chuẩn bị cốt thép cần phải đáp ứng được các tiêu chí sau đây:

  • Bề mặt cốt thép sạch, không dính dầu mỡ, bùn đất, vảy sắt.
  • Cốt thép được uốn nắn cho thẳng.
  • Các đầu chờ cần được bảo vệ an toàn.
  • Các mối hàn cần phải đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bước 4: Lắp ráp cốp pha.

Trong quá trình thi công móng băng thì đây là bước quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến độ bền của công trình.  

Bước 5: Đổ bê tông.

Công đoạn cuối cùng chính là đổ bê tông, công tác này cần đảm bảo bê tông được đổ đầy, không lẫn rác, đạt quy chuẩn xây dựng.

Như vậy, có thể đánh giá móng băng là loại móng có khả năng chịu lực tốt, phù hợp cho những công trình dân dựng với quy mô vừa phải. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về móng băng là gì và các vấn đề liên quan. Hãy liên hệ cho Gaxa nếu bạn cần tư vấn chi tiết và tìm kiếm một đơn vị thiết kế, thi công chất lượng.

Copyright 2024 © GAXA.VN
x

Thành công!

OK