Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đơn giản hiệu quả

Thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh là việc làm cấp thiết và cần được hoàn thành ngay để đảm bảo kết cấu công trình được bền lâu. Việc thi công chậm trễ, lựa chọn không đúng phương pháp và thực hiện sai quy trình có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nhà vệ sinh. Chính vì vậy, bài viết hôm nay Gaxa giúp bạn biết được chính xác cần phải làm gì.

quy trình chống thấm nhà vệ sinh

4 vị trí trong quy trình thống thấm nhà vệ sinh

Nhà vệ sinh bị thấm nước không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ mà còn gây ra những vấn đề liên quan đến tuổi thọ công trình, sức khỏe gia đình. Chính vì vậy, việc thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh đặc biệt quan trọng. Để đảm bảo quá trình thi công diễn ra hiệu quả thì trước khi tiến hành, bạn cần kiểm tra 4 vị trí sau đây:

Cống thoát nước

Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến thấm nước ở nhà vệ sinh đó chính là do đường ống thoát nước không xử lý đúng cách. Theo đó, nếu trong quá trình thi công, miệng cống không được làm tốt thì lâu ngày sẽ bị tách lớp, co ngót dẫn đến hiện tượng thấm nước.

Hệ thống đường ống nước

Trường hợp sử dụng đường ống nước kém chất lượng, hoặc do yếu tố tác động nào đó khiến ống nước bị nứt, vỡ sẽ khiến nước rò rỉ và thấm vào tường, sàn nhà. Điều này khiến cho nhà vệ sinh gặp phải tình trạng thấm dột. Do đó, lúc này bạn cần kiểm tra hệ thống ống nước có bị nứt, vỡ ở đoạn nào hay không, chất lượng đường ống còn đảm bảo hay đã xuống cấp rồi?

Sàn nhà về sinh

Sàn nhà vệ sinh thường xuyên có nước, vậy nên nếu không được xử lý độ dốc tốt, khiến nước ứ đọng không chảy đi được cũng sẽ dẫn đến thấm dột. Bên cạnh đó, thường sàn nhà sẽ lát gạch đá và khi nền gạch lát không khít, hay bị bong trong quá trình sử dụng thì nước sinh hoạt sẽ lại đọng bên dưới, lâu ngày gây thấm dưới sàn bê tông. 

Xem thêm bài viết: https://gaxa.vn/bien-phap-nang-nen-nha

Tường và trần nhà

Khi tường nhà, trần nhà sử dụng vật liệu kém chất lượng, hay không được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng chống thấm. Vậy nên, trước khi tiền hành quy trình chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần kiểm tra kỹ độ dày, xem tường và sàn có xuất hiện vết nứt nào hay không. Nếu có cần xử lý các vết nứt bằng cách trám, đồng thời sử dụng vật liệu phù hợp. 

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh đơn giản

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chống thấm nhà vệ sinh mà bạn có thể lựa chọn để áp dụng cho công trình của mình. Tùy vào tài chính, địa hình, đặc điểm của từng phòng mà bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Cụ thể, Gaxa gợi ý đến bạn 4 phương pháp chống thấm nhà vệ sinh đang được ứng dụng phổ biến nhất, cùng quy trình thực hiện chuẩn. 

Sử dụng sơn chống thấm 

Các loại sơn được sử dụng phổ biến là: Sika Latex, KOVA, Epoxy.. Vật liệu này có khả năng thẩm thấu rất nhanh, giúp liên kết các bề mặt rất tốt. Đồng thời, sơn chống thấm cũng có độ bền cao, giúp chồng thấm hiệu quả, từ đó tăng tuổi thọ cho công trình.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công chống thấm.
  • Bước 2: Pha sơn chống thấm theo đúng hướng dẫn từ nhà sản xuất.
  • Bước 3: Sử dụng con lăn cọ phủ đều lớp sơn lên bề mặt sàn và tường từ 2 – 3 lớp.
  • Bước 4: Đợi sơn khô (mất khoảng 12 tiếng) thì tiến hành lót gạch men.

Sử dụng keo chống thấm

Keo chống thấm có thành phần chính là hợp chất silicon nên có tính đàn hồi và khả năng chịu tác động của môi trường ẩm. Đây sẽ là phương pháp rất phù hợp cho những nhà vệ sinh gặp phải tình trạng nứt, vỡ, cần xử lý nhanh.

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Tìm kiếm vị trí cần thực hiện chống thấm.
  • Bước 2: Sử dụng máy bắn keo chống thấm chuyên dụng để cho keo vào những vị trí có đường nứt.
  • Bước 3: Đợi khô trong vòng 7 ngày.

Sử dụng sợi thủy tinh chống thấm

Sợi thủy tinh chống thấm là phương pháp mới đang được nhiều người quan tâm tìm hiểu bởi giá thành rẻ. Ngoài khả năng chống thấm tốt, thi công dễ dàng, giá thành rẻ, vật liệu này còn giúp bảo vệ mặt sàn hiệu quả. 

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Cán 1 lớp xi măng mỏng và phủ lớp cách nhiệt.
  • Bước 2: Phủ lớp bảo vệ, chú ý bảo vệ tay tránh tiếp xúc trực tiếp với bông thủy tinh vì dễ gây kích ứng.

Chống thấm bằng màng khò nóng

Màng khó dẻo với thành phần chính là hợp chất polyme và bitum chịu nhiệt và chống thấm tốt. Màng khò nóng có độ phủ chống thấm rất cao, không cần cán gạch lên trên để bảo vệ. Thi công chống thấm bằng màng khó nóng đơn giản, tuy nhiên để thực hiện sẽ cần thợ chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn. 

Quy trình thực hiện:

  • Bước 1: Vệ sinh bề mặt thi công và tạo độ bằng phẳng nếu cần thiết.
  • Bước 2: Sử dụng keo Flintkote để quét lên toàn bộ bề mặt cần chống thấm.
  • Bước 3: Đợi keo khô trong khoảng 30 – 60 phút.
  • Bước 4: Sử dụng đầu khi nung để lớp màng và kéo nóng lên, liên kết chặt với nhau.
  • Bước 5: Hàn nối các mối với nhau.
  • Bước 6: Cán lớp vữa đảm bảo màng không bị rách.

Như vậy, quy trình chống thấm nhà vệ sinh đã được trình bày trên đây tương ứng với 4 phương pháp phổ biến nhất. Bạn hãy liên hệ ngay cho Gaxa nếu cần được tư vấn chi tiết hơn. Gaxa nhận thi công chống thấm công trình, đảm bảo chất lượng và độ bền cao.

Copyright 2024 © GAXA.VN
x

Thành công!

OK