Hiểu rõ móng cọc là gì và khi nào nên sử dụng

Đặc điểm đất nền tại Việt Nam đa phần yếu nên khi thi công các công trình nhà phố, nhà cao tầng, kiến trúc sư thường ưu tiên lựa chọn móng cọc. Đây là loại móng sử dụng khối bê tông cốt thép có trụ dài cắm sâu vào lòng đất, giúp tăng khả năng chịu tải. Để giúp bạn hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây Gaxa sẽ đánh giá chi tiết các ưu nhược điểm của móng cọc, đồng thời chỉ ra các trường hợp nên sử dụng loại móng này.

Móng cọc là gì?

Móng cọc là một loại móng được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng trên nền đất yếu. Loại này này gồm 2 bộ phận là đài cọc và cọc, sử dụng các khối bê tông cốt thép có hình trụ dài để cắm sâu xuống đất. Trụ móng sẽ đi xuyên qua lớp đất mềm, nước để cắm vào lớp đất đá phía dưới có độ cứng và ít phải chịu nén.

móng cọc

Thực tế, trước đây thay vì sử dụng cọc bê tông cốt thép, người dân lại sử dụng loại cọc từ tre, tràm. Tuy nhiên, vật liệu này không còn phù hợp với quy mô và kết cấu công trình thời hiện đại. Trong khi cọc bê tông cốt thép lại đáp ứng được độ bền vững và khả năng chịu tải trọng lớn. 

Cấu tạo móng cọc

Móng cọc có cấu tạo cực kỳ chắc chắn với 2 bộ phận chính là: đài cọc và cọc. Đài cọc giúp các cọc liên kết lại với nhau, đồng thời phân bổ lực cho toàn bộ diện tích nền. Vì vậy mà nền móng tạo được sự cân bằng lực các kiến trúc công trình bên trên. Cụ thể các thông tin từng phần như sau:

Đài cọc:

Trong một công trình sẽ gồm nhiều đài cọc, mỗi đài cọc lại gồm các cọc cách đều nhau với khoảng cách giữa 2 cọc là 3D, cọc xiên là 1.5D. Có hai loại đài cọc là đài thấp và đài cao. 

  • Móng đài thấp: Khả năng chịu nén tốt nhưng lại không thể chịu được tải trọng uốn, do đó khi thi công cần chú ý đặt móng sao cho lực ngang cân bằng với áp lực bị động của đất.
  • Móng đài cao: Kết cấu loại móng này là có độ sâu móng nhỏ hơn chiều cao cọc, do đó móng chịu được cả tải trọng uốn và tải trọng nén.

Cấu tạo móng cọc

Cọc móng:

Cọc sẽ gồm hai phần là đầu và mũi cọc. Đầu cọc có nhiệm vụ chịu tải trọng và mũi cọc kiểu dáng mũi non giúp cọc dễ đi sâu vào lòng đất và đi qua các nơi có dị vật. Đối với vật liệu làm cọc thì ngoại loại bê tông cốt thép sử dụng phổ biến ở các công trình dân dụng, thương mại thì còn có cọc gỗ, cọc thép, cọc composite, cọc khoan, cọc điều khiển,…

Tìm hiểu thêm móng đơn là gì: https://gaxa.vn/tim-hieu-mong-don

Đánh giá ưu nhược điểm của móng cọc

Trong xây dựng, có rất nhiều loại móng khác nhau ngoài móng cọc như móng đơn, móng băng, móng bè,.. Đương nhiên, việc sử dụng loại móng nào sẽ phụ thuộc vào ưu – nhược điểm của loại móng đó. Đối với móng cọc cũng vậy, dưới đây chính là những đánh giá mà bạn cần biết để có lựa chọn thích hợp nhất. 

Ưu điểm

  • Móng cọc chịu tải tốt phù hợp với những công trình quy mô từ nhỏ đến lớn. 
  • Móng cọc có độ bền chắc cao, giúp công trình có tuổi thọ lâu dài.
  • Móng được đóng sâu vào lòng đất nên có thể dễ dàng nâng tầng nếu chủ đầu tư có kế hoạch xây dựng sau này.
  • Thời gian thi công nhanh, thường hoàn thành được trong ngày với những công trình có lượng tim cọc ít.

Ưu nhược điểm móng cọc

Nhược điểm

  • Móng cọc cần sử dụng vật liệu cùng các loại máy móc hỗ trợ lớn nên mặt bằng thi công cần có hẻm vào rộng. 
  • Móng cọc phù hợp với những nền đất yếu, với những nền đất cứng việc đóng cọc sẽ rất khó.
  • Thi công đóng cọc có thể gây ảnh hưởng đến đất nền bên cạnh.

Mọc cọc sử dụng trong trường hợp nào

Dựa trên những ưu nhược điểm cũng như đặc điểm chỉ phù hợp với nền đất yếu thì móng cọc sẽ phù hợp với trường hợp sau: 

  • Khu vực có nền đất không ổn định, dễ bị ảnh hưởng bởi nước như vị trí gần sông, hồ, biển.
  • Khu vực gần hệ thống thoát nước của kênh, rạch.
  • Khu vực có nền đất nguy cơ sạt lở cao, nền đất yếu khó có thể đào móng được sâu như mong muốn.
  • Những khu vực có nền đất yếu, mực nước ngầm trong đất cao.

Dựa vào những trường hợp này, bạn hoàn toàn có thể sử dụng móng cọc cho các công trình dân dụng (nhà ống, nhà phố, biệt thự, nhà cao tầng,…), công trình công cộng (bệnh viện, trạm y tế, trường học,…), công trình thương mại ( khách sạn, nhà hàng).

Nhìn chung móng cọc có thể sử dụng để làm móng cho hầu hết các loại công trình hiện nay có tải trọng từ 40 – 400T/cọc. Tuy nhiên, để biết chính xác thì trước khi tiến hành thi công, bạn cần trực tiếp khảo sát địa hình, đánh giá chất lượng nền móng. Từ đó xem xét móng cọc có phù hợp với chất lượng nền móng hay không.

Trên đây là những thông tin chi tiết về móng cọc, đây sẽ là lựa chọn giúp công trình của bạn được bền chắc, sử dụng được lâu dài. Hãy liên hệ cho Gaxa để được tư vấn trực tiếp, đội ngũ kỹ sư của chúng tôi sẽ trực tiếp khảo sát mặt bằng giúp bạn có những phương án thi công phù hợp nhất.

Copyright 2025 © GAXA.VN
x

Thành công!

OK