Móng bè là gì? Có nên làm móng bè cho công trình dân dụng?
Móng bè được đánh giá là một trong những giải pháp tối ưu cho những địa hình đất yếu. Tuy nhiên nó cũng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm, trong đó tình trạng bị lún lệch là điều mà nhiều nhà đầu tư lo ngại. Để hiểu rõ hơn về loại móng này, giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác, bài viết hôm nay Gaxa sẽ tổng hợp các thông tin hữu ích liên quan đến loại móng này.
Móng bè là gì?
Thi công làm móng công trình có rất nhiều loại như móng băng, móng đơn, móng cọc,… Mỗi loại sẽ phù hợp với từng địa hình và yêu cầu công trình khác nhau, trong đó móng bè được đánh giá là loại móng toàn diện, được ứng dụng rộng rãi trong các công trình dân dụng.
Móng bè hay gọi là móng nền là một loại móng nông, là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm ở dưới cùng của công trình. Loại móng này sở hữu kết cấu phù hợp với những nơi có nền đất yếu, nguy cơ chịu tác động dù nền nhiều nước hay không có nước.
Chức năng chính của móng là đảm nhiệm trọng tải của công trình vào nền đất, đảm bảo sự chắc chắn an toàn cho toàn bộ công trình. Theo đó móng cũng cần phải đạt được yêu cầu chịu được sức ép của các khối vật chất nằm bên trên nền đất.
Nhìn chung, móng bè là loại móng toàn diện thường được lựa chọn thi công khi công trình nằm trên nền đất yếu. Chủ đầu tư có thể triển khai nền móng này trên bản vẽ hoàn thiện cho những mẫu nhà cao tầng, nhà phố,…
Cấu tạo của móng bè
Thực tế móng bè có cấu tạo rất đơn giản, dễ dàng thi công khi chỉ bao gồm 1 lớp bê tông lót mỏng, bản móng trải rộng và dầm móng. Khi thi công, để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật, móng hoàn thiện cần đáp ứng được những tiêu chí sau đây:
- Độ dày lớp bê tông cần phải đạt 10cm.
- Chiều cao tiêu chuẩn của bản móng là 32cm.
- Kích thước dầm móng là 300 x 700mm.
- Thép bản móng tiêu chuẩn 2 lớp thép Phi 12a200.
- Thép dầm móng sử dụng thép 6 phi (20 -2) và thép đai có phi 8s150.
- Kích thước tiêu chuẩn của chiều dài bản là e = (⅙)l với khoảng cách giữa các cột l <9m có tải trọng khoảng 1000 tấn/cột.
Đánh giá ưu nhược điểm của móng bè
Ưu điểm
- Móng có kết cấu phù hợp với những công trình có thiết kế tầng hầm, bồn chứa bể bơi, nhà kho, bể vệ sinh.
- Tiết kiệm chi phí thi công nhờ kết cấu móng đơn giản, nền móng nông.
- Đáp ứng được những địa hình có nền đất yếu.
- Móng ít khi tác động đến những công trình thi công lân cận.
Xem thêm bài viết về móng băng: https://gaxa.vn/tim-hieu-mong-bang
Nhược điểm
- Nền móng có thể bị lún lệch, không đều bởi lớp địa chất bên dưới.
- Móng nông nên độ ổn định không cao, khi bị lún kết cấu không thể trở về ban đầu, nguy cơ bị nứt cao khiến tuổi thọ công trình giảm.
Có nên làm móng bè cho công trình dân dụng?
Dựa trên kết cấu và những ưu – nhược điểm của móng mà chủ đầu tư nên cân nhắc có nên lựa chọn móng bè cho công trình của mình hay không. Theo đó, những công trình và nền đất được đánh giá là nên sử dụng loại móng này gồm có như sau:
- Thích hợp sử dụng ở những khu vực có nền đất yếu. sức đề kháng với nước kém như than bùn, đất pha cát,…
- Phù hợp với những khu vực rộng, tải trọng của kết cấu phải được dàn trải đều.
- Xây dựng ở những nơi cần giảm tải cho đất, có khả năng xảy ra lún chênh lệch.
- Những công trình cần xây thêm kết cầu tầng hầm, hồ bơi, nhà khi,… lúc này móng sẽ vừa là móng đáy vừa đảm nhận chức năng chống thấm, chống áp lực.
- Trường hợp các loại móng khác không thể thi công.
Từ những đặc điểm trên có thể thấy móng bè rất phù hợp có những công trình dân dụng. Đặc biệt là các công trình nhỏ, độ cao vừa phải như nhà cấp 4, nhà 2 tầng đến 5 tầng, bệ đỡ máy móc công nghiệp.
Những lưu ý khi thi công móng bè
Từ những nhược điểm của móng bè, chủ đầu tư cần chú ý để đưa ra những phương án khắc phục, hạn chế các vấn để rủi ro xảy ra. Cụ thể những lưu ý mà bạn cần phải biết sẽ là:
- Đảm bảo bê tông được che chắn cẩn thận nhất là thời điểm 3 ngày sau khi đổ để giúp bê tông kết dính tốt, không bị rỗng, lún.
- Sau khi thi công nền đất cần đảm bảo độ lún của móng đồng đều, tránh để mất cân đối khiến các công đoạn sau chịu ảnh hưởng.
- Lựa chọn vị trí của các cọc hợp lý nhất để tối ưu khả năng dẫn truyền tải trọng và tính an toàn của công trình.
- Xử lý các khớp nối đúng cách để giúp cho bê tông kết nối chặt chẽ với nhau, tránh ảnh hưởng đến toàn khối, nhất là khả năng chịu lực và tính chống thấm của móng.
Như vậy, móng bè là lựa chọn tối ưu cho các công trình nhà ở dân dụng có quy mô xây dựng vừa phải cùng thiết kế thấp tầng. Để đảm bảo có được một nền móng vững chắc, phù hợp thì bạn nên tìm kiếm đơn vị thiết kế, thi công uy tín, cho chuyên môn cao. Gaxa với nhiều năm kinh nghiệm, cùng đội ngũ nhân sự giỏi chính là nơi cung cấp dịch vụ thi công trọn gói chất lượng bạn có thể tin tưởng.