Mái thái là gì? Tham khảo mẫu biệt thự mái Thái đẹp

Mái Thái là gì? Mái Thái được ứng dụng rộng rãi từ nông thôn, nhà phố đến biệt thự, nhất là tại những công trình thấp tầng. Loại mái này sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật, nhất là phù hợp với khí hậu Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về mái Thái cũng như cập nhật các mẫu mái mới nhất năm 2023 này, Gaxa mời bạn theo dõi bài viết dưới đây. 

Hệ mái thái là gì?

Mái Thái là tên gọi của một loại mái có nguồn gốc từ Thái Lan, sau đó du nhập về Việt Nam và được sử dụng rộng rãi. Loại mái này có dạng hình tam giác, mái có hai mặt dốc và lợp bằng các tấm ngói xếp chồng lên nhau. Mái Thái được ứng dụng trên nhiều kiểu nhà khác nhau, tuy nhiên, thích hợp nhất vẫn là các mẫu nhà thấp tầng như nhà cấp 4, nhà 2 tầng, nhà 3 tầng.

Mái Thái là gì

Thực tế, nếu những ai chưa thực sự hiểu mái Thái là gì thì dễ bị nhầm lẫn với những loại mái có cùng hình dáng như mái Nhật, mái Hàn. Tuy nhiên, điểm khác biệt của loại mái này chính là độ dốc cao, tạo ra dáng mái tam giác nhọn với góc nhỏ hơn 40 độ. Bên cạnh đó, vật liệu dùng để lợp ngói phổ biến là ngói đất nung, ngói màu xi măng, ngói tráng men với dạng sóng. 

Ưu nhược điểm của mái Thái 

Mặc dù hiện nay xuất hiện rất nhiều loại mái khác nhau cho giả chủ lựa chọn, tuy nhiên, mái Thái vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định. Không chỉ bởi tính thẩm mỹ cao, mà còn nhờ vào các đặc tính của mái Thái rất phù hợp với thời tiết, khí hậu tại Việt Nam. Để hiểu rõ hơn về mái Thái là gì, dưới đây Gaxa sẽ tổng hợp các đánh giá về từng ưu – nhược điểm như sau:

Ưu điểm mái Thái

  • Chống thấm nước tốt: Nhờ kết cấu hình tam giác nhọn, độ dốc lớn nên mái Thái giúp thoát nước rất dễ dàng. Kết hợp cùng với vật liệu ngói Thái có khả năng chống thấm nước, giúp che chắn tốt cho ngôi nhà mỗi khi mưa gió.
  • Chống nóng tốt: Mái Thái được ưa chuộng tại Việt Nam phần lớn là nhờ vào khả năng chống nóng cực tốt, nhờ kết cấu đặc biệt làm giảm tiếp xúc ánh nắng mặt trời, làm giảm tác động của nhiệt độ bên ngoài đến nội thất trong nhà. 
  • Tính thẩm mỹ cao: Kiến trúc mái Thái cao ráo, giúp ngôi nhà thanh thoát hơn.
  • Phù hợp với đa dạng kiến trúc: Mái Thái có thể dễ dàng phù hợp với kiến trúc hiện đại, cũng có thể sử dụng cho công trình mang phong cách cổ điển, tân cổ điển. 
  • Phong thủy tốt: Mái Thái được đánh giá cao trong phong thủy nhà ở, giúp hạn chế tích tụ hung khí, thu hút nhiều vận khí tốt đến cho gia chủ. 

Ưu nhược điểm của mái thái

Nhược điểm của mái Thái

  • Thời gian thi công dài ngày: Vì mái có độ dốc cao, hình thức cầu kỳ, đòi hỏi sự tỉ mỉ nên sẽ ảnh hưởng nhiều đến tiến độ thi công. Chưa kể đến thời gian cho việc sửa chữa, bảo trì ngói cần được đảm bảo thường xuyên để giúp tuổi thọ mái được lâu dài.
  • Chi phí xây dựng cao: Tổng chi phí thi công mái Thái bao gồm vật liệu, nhân lực luôn cao hơn so với dạng mái bằng hay các loại mái đơn giản khác. 
  • Gặp khó khăn khi muốn lên tầng: Vì mái nhà có hình tam giác, do đó khi gia chủ muốn lên tầng sẽ phải phá bỏ và lợp lại mái khác. Điều này gây tốn thời gian, chi phí và công sức cũng như có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ công trình.

Xem thêm mẫu mái masard: https://gaxa.vn/mai-mansard-la-gi

Cấu tạo của hệ mái Thái

Cấu tạo mái Thái sẽ gồm có 2 bộ phận chính là phần chịu lực và phần bao phủ (hay phần mái che). Chi tiết từng bộ phần của mái Thái sẽ được phân tích chi tiết dưới đây:

Phần chịu lực

Phần chịu lực là bộ phần quan trọng có tác dụng tạo dựng thành phần xương sống cho mái, đảm nhận nhiệm vụ chịu toàn bộ lực cho mái nhà. Độ bền, sự chắc chắn của mái đều được quyết định từ bộ phận này, do đó khi thi công cần đảm bảo xây dựng vững chắc, kiến cố, đúng kỹ thuật. Phần chịu lực sẽ gồm có 3 bộ phận nhỏ là: tường thu hồi, khung vì kèo và xà gồ. 

  • Tường thu hồi: Đây là bộ phận cấu tạo nên phần mái, thường thiết kế theo dạng tường ngang để lợi dụng xây thu hồi và chịu lực. 
  • Khung vì kèo: Các loại vì kèo phổ biến nhất là bằng thép, bê tông cốt thép hoặc gỗ. Bộ phận này có tác dụng liên kết các khung kèo với nhau, góp phần đảm bảo độ vững chãi, khả năng chịu lực cho mái nhà. 
  • Xà gồ: Bộ phận này có cấu trúc ngang, đặt tại vị trí nóc, biên và giữa mái có tác dụng chịu lực, chống đỡ cho phần mái nhà.

Cấu tạo mái thái

Phần bao phủ

Phần bao phủ có tác dụng che chắn toàn bộ phần mái, đảm bảo không thấm, đọng nước xuống nội thất khi trời mưa, và tránh nóng khi trời nắng. Phần này thường sử dụng các loại ngói lợp dành riêng cho mái Thái, có khả năng cách nhiệt, chịu được tác động thời tiết. Đây cũng là bộ phận tác động đến tỉnh thẩm mỹ cho phần mái nói riêng và toàn bộ ngôi nhà nói chung. 

Biện pháp thi công mái Thái 

Hiện nay có 3 phương án được áp dụng phổ biến nhất khi thi công mái Thái. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, nhu cầu riêng của từng gia chủ cũng như tính toán trên kiến trúc từng công trình mà sẽ lựa chọn phương án phù hợp nhất. Cụ thể các phương án như sau:

  • Phương án 1: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép cho phần cos áp mái, sau đó xây dựng tường thu hồi gác vì kèo để tạo độ dốc. Phương án này thi công đơn giản, an toàn cao, mái chắc chắn, không cần làm trần giả, tuy nhiên chi phí cao và dễ bị lốc ngói khi có bão lớn. 
  • Phương án 2: Chỉ làm gác vì kèo sau đó lợp ngói lên mái. Đây là một phương án giúp gia chủ tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian thi công. Thế nhưng lại không được đánh giá cao về độ bền, tính thẩm mỹ cũng như sự chắc chắn cho mái nhà. 
  • Phương án 3: Đồ sàn bê tông cốt thép theo hình dáng mái, sau đó dán ngói hoặc lợp ngói lên trên. Ưu điểm của phương án này là chống nóng, chống ồn, chống thấm tốt,  có độ ổn định cao khi có gió bão lớn. Nhược điểm là chi phí thi công cao, phải làm them trần giản và mái có cần đội ngũ thợ kỹ thuật cao.

Tham khảo một số mẫu nhà mái Thái đẹp nhất 2023

Mái Thái có thể ứng dụng trên nhiều công trình với các phong cách khác nhau. Theo dòng chảy của xu hướng kiến trúc, hiện nay đã xuất hiện rất nhiều thiết kế mái Thái mới lạ mà bạn không thể bỏ qua. Cùng Gaxa cập nhật nhanh chóng những mẫu mái Thái đang được ưa chuộng nhất hiện nay. 

Mẫu biệt thự tân cổ điển hệ mái thái 

Mẫu mái Thái mới được ứng dụng trên biệt thự tân cổ điển với kiểu dáng hình thang cân kết hợp mái phụ hình tam giác đều. Đây là một sự kết hợp giữa kiểu mái Thái và mái Nhật đang cực kỳ thịnh hành, mang đến một tinh thần cửa cổ điển vừa hợp thời đại. 

Mẫu biệt thự mái Thái 3 lớp sang trọng

Một mẫu mái Thái xây dựng theo kiểu dáng truyền thống, sở hữu nét đặc trưng của kiểu mái này. Tuy nhiên, với kết cấu 3 lớp chồng lên nhau đã giúp phần mái thêm đồ sộ hơn, tôn lên sự sang trọng và đẳng cấp của ngôi biệt thự. 

Mẫu biệt thự 2 mặt tiền mái thái

Các mẫu biệt thự 2 mặt tiền rất ưa chuộng làm mái Thái bởi kiểu mái dễ dàng xoay trục để tạo ra hai mặt mái giống nhau. Tại hai gian chính của hai mặt tiền được thiết kế thêm các lớp mái giả để tạo điểm nhấn, đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Mẫu biệt thự 2 tầng mái thái đơn giản

Một mẫu mái Thái đơn giản được ứng dụng nhiều cho các căn nhà ống hiện đại. Kiểu dáng mái dài theo kết cấu nhà ống, có thể đổi trục mái vuông góc nhau trong trường hợp nhà sâu, dài.

Mẫu biệt thự mái Thái 2 tầng sang trọng

Bạn hãy tham khảo thêm một mẫu mái Thái sang trọng, được sử dụng nhiều cho các căn biệt thự theo phong cách tân cổ điển. Điểm nhấn của mẫu mái này chính là kết cấu mái phụ lệch, tạo ra các lớp mái so le nhau rất thú vị. 

Có thể thấy, mái Thái sở hữu nhiều ưu điểm, nhất là khả năng chống nóng, chống thấm cực tốt. Đây sẽ là một lựa chọn tuyệt vời giúp ngôi nhà của bạn hoàn thiện, thêm phần sang trọng và đẳng cấp hơn. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ về mái Thái là gì. Hãy liên hệ cho Gaxa ngay hôm nay nếu bạn cần tư vấn, thiết kế các mẫu nhà mái Thái đẹp. 

Copyright 2025 © GAXA.VN
x

Thành công!

OK