Tìm hiểu mái mansard là gì và những biện pháp thi công

Mái mansard thường đi liền với những công trình kiến trúc theo phong cách cổ điển, tân cổ điển. Sở hữu vẻ đẹp cân đối, kiểu mái này còn mang đến nhiều công dụng khác như chống nóng, chống lạnh cực hiệu quả. Hãy cùng Gaxa đi tìm hiểu cụ thể hơn về loại mái này trong bài viết ngày hôm nay, để biết được các ưu nhược điểm cũng như biện pháp thi công hệ mái này.

Hệ mái mansard là gì

Hệ mái mansard là gì?

 Mansard là một loại mái có hình thang, với bốn mặt dốc, lợp bằng phiến đá màu sẫm trên tầng cao nhất của ngôi nhà. Người phát minh ra loại mái này chính là Francois Mansart – một kiến trúc sư người Pháp. Ông được đánh giá là kiến trúc sư thành công nhất ở thế kỷ 17 với kết cấu mái mansard và cũng là người đưa kiến trúc tân cổ điển vào kiến trúc Baroque tại Pháp. 

Hệ mái này đã được sử dụng rộng rãi không chỉ ở các nước Châu Âu mà còn rất được yêu thích khi du nhập về Việt Nam. Cụ thể từ năm 1888 – 1920, sau khi khu vực Đông Dương bình định, thực dân Pháp bắt đầu tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Đây chính là thời điểm người Pháp tập trung nguồn lực xây dựng để mở rộng thành phố Hà Nội. Mục đích chính là biến nơi này thành trung tâm chính trị – kinh tế của xứ Bắc Kỳ và thành thủ đô của toàn liên bang Đông Dương. 

Từ đây, rất nhiều công trình thương mại, hành chính lớn được các kiến trúc sư người Pháp tiến hành thi công và hoàn thiện. Đa phần các tòa nhà đều theo phong cách tân cổ điển đang thịnh hành tại Pháp lúc bấy giờ, đi kèm với đó chính là hệ mái này.

Hệ mái mansard là gì

Sau nhiều sự biến đối của xu hướng kiến trúc, cho đến hiện nay, mansard đã được cải cách đi rất nhiều, nhằm phù hợp với cuộc sống, trở nên linh hoạt hơn. Thay vì sử dụng các phiến đá đen đắt đỏ, khó kiếm, nhiều loại vật liệu mới ra đời, cùng kiểu dáng và màu sắc, nhưng tiết kiệm chi phí hơn cho gia chủ.

Xem thêm hệ mái thái là gì: https://gaxa.vn/mai-thai-la-gi

Ưu nhược điểm của hệ mái mansard

Điểm đặc trưng của mansard chính là có hình thang, độ dốc cao. Chính từ đặc điểm này mà khi xây dựng, gia chủ sẽ nhận thấy được những ưu – nhược điểm của loại mái này như sau:

Ưu điểm

  • Khả năng chống nóng và chống lạnh cho nội thất: Nhờ có phần mái cao, nâng phần mái với mặt sàn tầng trên cùng xa nhau, do đó, làm giảm nhiệt độ từ mái nhà tác động xuống nội thất. Vậy nên có thể nói mái mansard giúp ngôi nhà đỡ nóng vào mùa hè và ấm áp hơn vào mùa đông. 
  • Tăng không gian sử dụng trên tầng mái: Tầng mái thường được xây thành một tầng áp mái, mà gia chủ có thể tận dụng để làm nhà kho hay một phòng đặc biệt bên trong nhà.
  • Sở hữu vẻ đẹp sang trọng, cổ điển: Dù hiện nay có nhiều biến thể từ mansard, tuy nhiên không thể chối cãi rằng vẻ đẹp của loại mái này luôn toát lên sự sang trọng, đẳng cấp.

Nhược điểm

  • Hệ thống mái mansard khi thi công luôn đòi hỏi đội ngũ thợ phải đảm bảo chống thấm và cách nhiệt cực kỳ tỉ mỉ, bởi đây là vị trí cao nhất của công trình.
  • Kết cấu mái dốc cao của mái sẽ khiến cho chiều cao của tường nhà bị giảm, nhất là tầng trên cùng để đảm bảo sự cân đối trong thẩm mỹ.
  • Trong một số trường hợp, khi xây dựng gia chủ sẽ phải làm kèm phần giếng trời, gây tốn thêm chi phí xây dựng.
  • Mansard chỉ phù hợp với một số kiến trúc nhất định mới mang đến vẻ đẹp hoàn mỹ, nhà xây dựng theo phong cách hiện đại, hay nhà tiền chế,… có thể không phù hợp.

Ưu nhược điểm mái mansard

Cấu tạo của mái mansard 

Như đã tìm hiểu ở trên, mái mansard có dáng hình thang cân, dốc 4 mặt với mặt trên cùng đổ bằng. Cụ thể hơn, cấu tạo của mái này được chia làm 4 phía với diện tích riêng. Trong đó, các mặt sẽ có cùng chiều cao nhưng không cùng kích thước cạnh đáy. 

Mái sẽ sử dụng đá phiến hoặc bê tông để lợp kín cho phần mái, có tác dụng che chắn và tránh nắng nóng, gió lùa. Ngoài ra, trên mái còn bố trí thêm một số cửa sổ nhỏ để tăng tính thẩm mỹ, đồng thời giúp thông gió, và lấy được ánh sáng tự nhiên cho nội thất bên trong.

Bên cạnh các bộ phận chính cấu tạo lên mái thì còn có thêm một số phần hoa văn trang trí phụ. Những hoa văn này được thiết kế tỉ mỉ để tạo ra sự hài hòa với tổng thể kiến trúc phần mái.

Biện pháp thi công hệ mái mansard

Đối với dạng mái mansard nguyên bản sẽ đòi hỏi khắt khe trong việc lựa chọn vật liệu cũng như kiểu dáng đối xứng. Điều này gây ra những bất cập trong kiến trúc hiện đại, không có được sự linh hoạt và tính ứng dụng thấp. Do đó mà theo từng giai đoạn lịch sử, mansard đã có những giải pháp mới để phù hợp với thẩm mỹ của thời đại. Cụ thể, những biện pháp thi công đang được áp dụng hiện nay gồm có như sau:

Biện pháp dán ngói

Phương pháp thi công mái mansard dán ngói được áp dụng phổ biến bằng cách dựng hình khối mái hình thang trước với độ dày khoảng 7 – 10cm. Sau đó, thợ thị công mới tiếp tục tiến hành ốp gạch, dán đá. Đối với phương pháp này, có một cách để gia chủ tiết kiệm chi phí chính là ốp gạch trước, rồi phủ một lớp giả đá màu xanh fuji hay dùng loại tôn giả ngói, tạo hình ngói bằng bê tông. 

Thực tế, với giải pháp này, bạn có thể đổ bê tông tạo hình thang hoặc không để bê tông mà thay bằng trần thạch cao đều được. Hai giải pháp này sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như sở thích của gia chủ mà lựa chọn.

Biện pháp lợp vì kèo và bắn ngói

Đối với giải pháp lợp vì kèo, gia chủ sẽ không cần phải đổ bê tông tạo hình nên sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, giải pháp này sẽ gây ra tình trạng nóng cho tầng mái tum và có thể bị dột nếu không được thi công cẩn thận. Khung vì kèo hình thang theo dáng mái mansard có cấu tạo phức tạp nhưng so với các giải pháp đổ bê tông thì đây vẫn là lựa chọn tối ưu chi phí. 

Tham khảo một số mẫu nhà mái mansard

Không khó hiểu khi dù thời gian trôi qua, mái mansard vẫn có được một chỗ đứng nhất định trong kiến trúc dân dụng tại Việt Nam. Sở hữu vẻ đẹp cổ kính, nguy nga, hệ mái này luôn biết cách tôn lên giá trị của công trình, nâng sự sang trọng cho các căn biệt thự, nhà phố. Bạn hãy thử tham khảo một số thiết kế đang được yêu thích nhất trong năm 2023 dưới đây.

Mẫu biệt thự tân cổ điển vòm cung

Một kiểu mái mới lạ khi kết hợp giữa sự vuông vức của hình thang và mái vòm tại các điểm trung tâm. Chính kết cấu này đã giúp cho phần mái có sự hài hòa, ăn nhập làm một với kiến trúc chính của công trình.

Mẫu biệt thự Pháp cổ điển sang trọng

Đối với thiết kế này, bạn sẽ thấy rõ được sự đối xứng giữa các mặt với nhau, cùng với loại mái phiến đá cao cấp giúp công trình nổi bật. Ngoài ra, ở hệ mái này kiến trúc sư cũng chú trọng đến các chi tiết trang trí như cửa sổ, đường viền chân mái để tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Mẫu biệt thự sân vườn mini xanh mát

Những căn biệt thự nhỏ sẽ rất thích hợp sử dụng loại mái mansard có dáng hình thang vòm này. Đây là một trong những mẫu mái cải tiến, phát triển từ dạng mái nguyên bản. Thay vì hình thang vuông vức cái hai cạnh bên thẳng song song thì lại được bẻ cong tạo sự mềm mại.

Mẫu biệt thự tân cổ điển 3 tầng

Thêm một mẫu mái mansard cho biệt thự tân cổ điển mà bạn có thể tham khảo. Thiết kế sử dụng phương pháp thi công lợp vì kèo, không đổ bê tông giúp giảm chi phí xây dựng hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và các tính năng chống thấm. 

Mẫu biệt thự cổ điển đối xứng

Một mẫu biệt thự đối xứng và những ai yêu thích sự hoàn hảo. Kiểu dáng mái cổ điển với hình thang cân tạo thành ba mái tách biệt nhau. Điều ấn tượng của thiết kế này chính là vật liệu ngói bitum phủ đá màu xám đậm cực kỳ độc đáo.

Có thể nói, mái mansard là kiểu dáng gắn liền với kiến trúc cổ điển, tân cổ điển kiểu Pháp, giúp tôn lên vẻ đẹp sang trọng của công trình. Hãy liên hệ đến cho Gaxa nếu bạn cần thiết kế, thi công trọn gói.

Copyright 2025 © GAXA.VN
x

Thành công!

OK