Hotline MessengerTrò chuyện cùng Decox Youtube Decoxdesign Facebook Instagram Uptop
Menu

Ép cọc bê tông phương pháp nào tối ưu, tiết kiệm nhất?

Ép cọc bê tông là phương pháp giúp truyền tải trọng từ công trình xuống dưới sâu nền đất. Việc này nhằm hạn chế tình trạng sạt lở, lún cho công trình. Vậy phương pháp ép cọc này hiệu quả nhất đang được ứng dụng hiện nay? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây.

Ép cọc bê tông là gì?

Ép cọc bê tông là phương pháp sử dụng cọc bê tông đúc sẵn tại xưởng để ép xuống nền đất tại những vị trí nhất định theo bản thiết kế. Quá trình ép cọc sẽ cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị hiện đại cùng một mặt bằng rộng với chiều ngang tối thiểu 4m.

Cọc bê tông được làm từ bê tông và cốt thép đúc thành một cọc dài và tiết diện nhất định. Hiện nay, có hai loại cọc được sử dụng rộng rãi là cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép. Theo đó, đặc điểm chung của cọc bê tông như sau:

  • Mác cọc bê tông đạt từ 250 trở lên.
  • Tiết diện cọc vuông có kích thước từ 200×200 – 400×400, chiều dài phụ thuộc vào thiết kế công trình.
  • Cọc ép bê tông cần phải có chiều dày lớp bảo vệ lớn hơn 3cm. 
  • Mặt bằng đóng cọc phải bằng phẳng, khuôn đúc cọc thẳng, có bôi chống dính để bề mặt bê tông hạn chế mất nước và đảm bảo tính thẩm mỹ khi đổ.

Ép cọc bê tông

Phương pháp ép cọc bê tông hiệu quả nhất

Với sự phát triển của thời đại, giờ đây khi thi công ép cọc bê tông chủ đầu tư có rất nhiều lựa chọn để phù hợp với nhu cầu, điều kiện. Theo đó, các loại máy móc chính là trợ thủ đắc lực và cần thiết để cọc đóng chắc vào nền đất, đồng thời đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả công việc. Cụ thể, dưới đây là 4 phương pháp tương ứng với 4 thiết bị ép cọc đang được ứng dụng chủ yếu tại thời điểm này:

Ép cọc neo

Ép cọc bê tông bằng máy neo là một phương pháp truyền thống khi sử dụng máy ép thủy lực và dũng neo làm đối trọng. Mũi neo khoan sâu trong lòng đất làm đối trọng tạo ra lưu lượng để có áp suất lớn. Tải ép từ 35 – 45 tấn. Mũi khoan sử dụng sẽ có chiều dài khoảng 1.5m, đường kính 35cm. 

Ưu điểm

  • Thi công được trên nhưng mặt bằng chật hẹp mà không gây ảnh hưởng đến công trình lân cận. 
  • Thi công được trong hẻm nhỏ 1,5m và mặt bằng có bề rộng tối thiểu 2,5m.
  • Máy mọc trong ép cọc neo ít gây ra tiếng ồn.
  • Chi phí ép cọc neo thấp hơn so với các phương pháp còn lại.

Nhược điểm

  • Không phù hợp với những công trình cao tầng, cần đáp ứng tải trọng lớn.
  • Để thi công ép cọc neo cần khảo sát địa chất kỹ lưỡng mới xác định được độ sâu khoan cọc.

Phương pháp ép cọc bê tông

Ép cọc bằng máy tải

Phương pháp ép cọc tải sẽ sử dụng máy tải theo nguyên lý thủy lực có cục đối trọng để ép cọc xuống lòng đấy. Phương pháp này phù cần sử dụng loại máy có lực ép từ 60 – 120 tấn với 5 loại cọc chính là 200×200, 250×250, 300×300, cọc ly tâm D300 và cọc ly tâm D350.

Ưu điểm

  • Áp dụng được cho nhiều công trình từ tầm trung. 
  • Sức chịu tải trọng lớn nên phù hợp với thiết kế nhà cao tầng.

Nhược điểm

  • Xe tải có kích thước lớn nên chỉ phù hợp với những mặt bằng có hẻm rộng tử 2,5m trở lên và mặt bằng có bề rộng từ 3.8m. 
  • Chi phí tương đối cao.

Quy trình thi công ép cọc bê tông

Ép cọc bê tông là phương án hiệu quả để giúp tăng sức tải trọng của công trình. Đây là một trong những công đoạn ở giai đoạn đầu khi thi công, có ảnh hưởng đến độ bền về lâu dài. Quá trình thi công cần thực hiện nghiêm ngặt, đúng kỹ thuật để vừa đảm bảo an toàn trong xây dựng và đạt hiệu quả cao. Quy trình ép cọc bê tông như sau:

Bước 1: Khảo sát địa hình xây dựng 

Kỹ sư sẽ tiến hành khảo sát địa hình mặt bằng thi công và các khu vực lân cận. Từ đó đánh giá và đưa ra các phương án thi công phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả. Cùng với đó là khảo sát địa chất để chọn được loại cọc để gia cố móng và máy móc ép cọc tương ứng.

Bước 2: Vận chuyển cọc ép và máy móc

Vì cọc và máy ép cọc đều có kích thước lớn nên cần vận chuyển đến gần khu vực thi công nhằm thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng. Quá trình di chuyển cần đảm bảo an toàn cho người dân, giao thông và công trình.

Bước 3: Tiến hành ép cọc

Cọc sẽ được ép vào đúng các vị trí đã đánh dấu. Lưu ý, nên thi công thử trước một cọc để kiểm tra độ lún thực tế, khi chất lượng cọc đảm bảo mới tiến hành ép đồng loạt. Trường hợp lực ép chưa đạt Pmin, hoặc chưa đạt chiều sâu Lmin thì cần dừng lại và tiến hành các phương án giải quyết. 

Bước 4: Nghiệm thu công trình

Khi tất cả các cọc đã được ép xuống nền đất, đơn vị thi công và cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng. Cọc ép cần phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn về độ sâu, độ lún, tải trọng,… giúp công trình thi công bên trên được bền vững. 

Có thể thấy ép cọc bê tông cần kỹ thuật và chuyên môn cao, các kỹ sư phải khảo sát, đánh giá chặt chẽ trước khi thi công để đảm bảo công trình hoàn thiện bền vững. Mọi thông tin chi tiết hơn về ép cọc bê tông, bạn hãy liên hệ cho Gaxa để nhận giải đáp nhanh nhất.

x

Thành công!

OK